Nặn mụn là “tật” phổ biến ở hầu hết mọi người, tuy là một hành động nhỏ nhưng lại tiềm ẩn nhiều hiểm họa lớn với làn da và sức khỏe. Không chỉ đơn thuần là khiến mụn mọc nhiều hơn, nặn mụn trứng cá sai cách chính là con đường ngắn nhất “tàn phá” làn da của bạn.
Khi bị mụn, mọi người sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, cảm giác châm chích ở đầu mụn. Mặt khác, không ít người cho rằng, nặn mụn cũng là cách để “xua đuổi” mụn. Đây chính là lý do giải thích vì sao nặn mụn lại trở thành thói quen của hầu hết các “nạn nhân” bị mụn.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Huỳnh Thị Tuyết Như – Thành viên Hiệp hội da liễu Việt Nam: “Đây là một sai lầm rất lớn trong điêu trị và phòng ngừa mụn. Nặn mụn tuy là hành động nhỏ nhưng lại tiềm ẩn hiểm họa với đối với làn da và sức khỏe”:
-
Thứ nhất: Mụn bùng phát trên diện rộng và khó điều hơn
Nặn mụn chính là tác nhân ép buộc vi khuẩn gây mụn thâm nhập sâu hơn vào bên trong da gây nên các hiện tượng viêm nhiễm. Chính điều này khiến cho cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, biểu hiên là các nốt mụn xuất hiện dày đặc, đầu mụn sưng tấy, ửng đỏ, có mủ hay nước vàng….
Sự lây lan rộng của vi khuẩn trên da (từ dụng cụ nặn mụn và tay) cũng khiến cho mụn mọc ngày càng nhiều hơn với tính chất nguy hiểm hơ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn gấp bội.
-
Thứ hai: Nhiễm trung da, suy giảm sức đề kháng của da
Nếu như chỉ nhìn bằng mắt thường, chúng ta không thể nhìn thấy cá vi khuẩn ở trên tay hay dụng cụ nặn mụn trứng cá. Do đó, việc nặn mụn chính là “cầu nối” để vi khuẩn xâm nhập vào các nang lông (vốn đã có tình trạng viêm), khiến mụn bùng phát trên diện rộng với tính chất nguy hiểm hơn.
Hơn nữa việc cố nặn nhân mụn sẽ phá vỡ các nang lông, khiến da trở nên nhạy cảm hơn, lâu dần gây nên tình trạng nhiễm trùng. Nặn mụn cũng làm phá hủy lớp phòng vệ đầu tiên của da trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Lúc này việc điều trị mụn trở nên khó khăn và dai dẳng hơn bởi sức đề kháng của làn da bị suy giảm đáng kể.
-
Thứ ba: Nặn mụn gây đau rát và ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Việc tác động lực cơ học vật lý lên da, ngay tại các chân mụn không chỉ gây cảm giác đau, rát mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại tới hệ thần linh. Điều này xảy ra khi bạn cố tình nặn mụn tại các vị trị nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh như miệng, ria mép, vùng dưới cằm…Thực tế, đã có không ít trường hợp đã bị méo miệng, đau đầu mãn tính do thói quen cố nặn ép mụn.
-
Thứ tư: Nặn mụn là “tiền đề” của sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo lồi, vết thâm mụn
Sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo lồi và những vết thâm mụn cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người sau khi bị mụn trứng cá. Các biến chứng trên da này còn nghiêm trọng hơn khi bạn nặn mụn sai cách. Bởi dưới tác động của lực cơ học, da sẽ bị tổn thương, trầy xước và hậu quả khó tránh khỏi đó chính là sẹo rỗ, lõm, lồi và các vết thâm. Và việc phục hồi, làn da sáng hồng mịn màng sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức của bạn.
Bài viết liên quan:
>>> Cách điều trị mụn hiệu quả
>>> Trị mụn ở đâu tốt nhất
Do đó, để loại bỏ mụn trứng cá hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, các chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp trị mụn nào.
GỌI NGAY TỔNG ĐÀI TƯ VẤN (MIỄN PHÍ CƯỚC) 1800.6386 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRỰC TIẾP