Thẩm mỹ Hồng Kông

Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

Tạo hóa (hay nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?

Cái đẹp khó nắm bắt, bởi một lẽ đơn giản là “nó không có khái niệm, không tồn tại ở trong sự vật” (Kant (1724-1804), Critique du Jugement/Phê phán khả năng thẩm định, 1790). Ngay cả trong đầu óc con người, nó cũng không tồn tại dưới một hình dạng cụ thể nào cả. Cùng lắm, người ta cũng chỉ có thể hình dung được những yếu tố cấu thành của mó: một màu sắc, một chất liệu, một bố cục, một nhịp điệu hay một tỷ lệ (tỷ lệ vàng với những con số vàng)

Ý niệm đẹp

Một vật thể, một hiện tượng thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật, mà ta cho là đẹp, người khác cũng có thể thấy là đẹp, nhưng cũng có thể thấy là xấu. Tất cả đều tùy ở những quy ước, những định kiến có sẵn về cái đẹp mà mỗi người chúng ta đã hấp thụ được từ môi trường văn hóa, từ giáo dục mà ta nhận được, từ cộng đồng xã hội ở xung quanh. Do đó, sự nhất trí về một cái đẹp cụ thể nào đó đều chỉ có thể dựa trên một sự đồng thuận giữa con người với con người, trên những tiêu chuẩn và quy ước. Cũng do đó, mà cái đẹp chỉ có tính chất chủ quan.

Cũng may thay, là cái đẹp có khái niệm, chứ nếu có, thì chắc hẳn trong nghệ thuật sẽ chẳng còn điều gì là bí mật nữa, cái đẹp sẽ hết còn là “muôn hình muôn vẻ”, con người cũng sẽ hết còn có thể mơ tưởng đến mà “cái đẹp”, hay “người đẹp” lý tưởng nào nữa. Tất cả đều đã được an bài, đều đồng điệu, hay đơn điệu cả rồi, văn chương, nghệ thuật chắc cũng sẽ hết chuyện để nói! Người ta sẽ không còn phải bày đặt ra những ước lệ và những tiêu chuẩn để quy định cái đẹp. Cụ Nguyễn Du sẽ khỏi phải tả vòng vo để khen cái đẹp (quả là cái đẹp ước lệ !) của Thúy Kiêu và Thúy Vân (mà rút người ta cũng không biết được ai đẹp hơn ai):

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh…”

Xem như vậy, cái đẹp không có khái niệm cụ thể lại là một điểm vô cùng thuận lợi cho nghệ thuật và cuộc sống con người, nó cho phép con nguời tự do mơ mộng và tự do lựa chọn!

Những quy tắc và tiêu chuẩn về cái đẹp

Ý niệm, hay ý thức về cái đẹp chỉ có thể hình thành sau khi con người đã được chiêm nghiệm nhãn tiền cái đẹp cụ thể của hiện tượng thiên nhiên, hay của một tác phẩm nghệ thuật trong thực tiễn. Điều đó có nghĩa là, cái đẹp trong thiên nhiên, hay cái đẹp của tác phẩm bao giờ cũng đi trước ý niệm về cái đẹp.

Nhìn vào những bước đầu của nghệ thuật kiến trúc trong các nền văn minh cổ như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, chẳng hạn, ta thấy rằng nếu không trải qua kinh nghiệm xây cất những công trình kiến trúc đầu tiên, để rút ra những bài học về cái đẹp, cái xấu của chúng, thì người xưa chắc hẳn không thể nào thiết lập được những quy tắc về tỷ lệ và bố cục, để sau này xây nên những quần thể kiến trúc hoàn mỹ, như ở Karnak, Louxor, Saqquarah (Ai Cập); hay ở Ur, Eridu, Babylone (Lưỡng Hà) hoặc Acropole (Athènes, Hy Lạp). Cái đẹp hoành tráng của các công trình kiến trúc Ai Cập cổ, cũng như cái đẹp cổ điển, nhẹ nhàng và sinh động của những ngôi đền trên đỉnh đồi Acropole (Athènes, Hy Lạp), là những mẫu mực về cái đẹp của tỷ lệ, và ở một chừng mực nào đó, cái đẹp lung linh của nhịp điệu trên những hàng cột dưới ánh mặt trời.

Sự vận động của cái đẹp

Vớì một sự đam mê bản năng nhất định, con người săn tìm cái đẹp trong nghệ thuật ngay từ khi bắt đầu có nhu cầu diễn đạt tư tưởng và tình cảm bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình thay cho lời nói và chữ viết.

Vậy thì cái đẹp lý tưởng đó là cái gì? Đâu là những bí quyết của sự “vận động” của nó?

Đôi khi cái đẹp xuất hiện một cách bất ngờ. Thí dụ nổi tiếng là giai thoại về bức tranh tượng hình quay ngược của Kandinsky khiến cho ông “ngộ” ra sự tồn tại của cái đẹp trừu tượng, tức cối đẹp thuần túy thẩm mỹ, độc lập với nội dung tượng hình của bức tranh. Tuy nhiên, bức tranh tượng hình để ngược đó chỉ như một cảm hứng đã thôi thúc Kandinsky đi vào con đường hội họa trừu tượng.

Con người đi tìm cái đẹp trong mọi nền văn hóa, mọi nền nghệ thuật, thông qua nhiều trường phái, nhiều phong cách và nhiều quy ước khác nhau.

ý niệm về cái đẹp trong mỗi trường phái nghệ thuật đều có những cơ sở lý thuyết khác nhau, dựa trên những quy tắc và tiêu chuẩn khác nhau. Những quy tắc và tiêu chuẩn đó đã được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của quá trình sáng tạo.Điều tưởng như là một nghịch lý, là chính vì chúng không phải là những quy luật cứng nhắc, bất di bất dịch, mà hoàn toàn do trí óc con người tưởng tượng ra, cho nên nghệ thuật mới giữ được cái tính chất chủ quan, linh hoạt của nó, và cái đẹp mới còn có thể có muôn hình, muôn vẻ được.

Sưu tầm

Theo BẢN TIN SẮC ĐẸP – THẨM MỸ HỐNG KÔNG

Thẩm mỹ Hồng Kông –  Cơ sở Thẩm mỹ Không Phẫu Thuật Uy Tín Nhất Việt Nam

Thẩm mỹ Hồng Kông là cơ sở phun, tạo mẫu thiết kế lông mày, mắt, môi bền đẹp, hiện đại nhất Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên tu nghiệp tại Hồng Kông, Pháp, Mỹ, Bỉ, Thụy Sĩ. Ngoài ra, Thẩm mỹ Hồng Kông còn cung cấp nhiều dịch vụ làm đẹp khác: giảm béo, trẻ hóa da, tắm trắng …. Khách hàng luôn yên tâm về sự an toàn tuyệt đối và có vẻ đẹp tự nhiên hoàn hảo.

Địa chỉ duy nhất: 51 Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: 1800.6386

Email: thammyhongkong51hangga@gmail.com

Website: www.thammyhongkong.vn

Fanpage: www.facebook.com/thammyhongkong51hangga

Exit mobile version